Bài thuốc từ gạo nếp

Từ xa xưa, gạo luôn là sản vật nuôi trồng được trân quý, được ví như ngọc thực. Trong đó có gạo nếp, loại gạo được dùng để đồ xôi, làm bánh... trong những dịp quan trọng của gia đình, làng xã, trong lễ hội, ngày Tết. Gạo nếp còn có rất nhiều công dụng với sức khỏe mà ít người biết.

Gạo nếp còn gọi nhu mễ, giang mễ. Gạo nếp có tác dụng băng niêm mạc chống loét rất tốt cho người viêm loét dạ dày – tá tràng; thúc đẩy mọc ban, mưng mủ sớm để mau lành bệnh, tốt cho người bệnh phát ban mụn nhọn kỳ đầu.
 
Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng: có protein, đường các loại, tinh bột, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ... Theo Đông y, gạo nếp vị ngọt, tính ôn, vào tỳ vị và phế. Tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ, cố biểu chỉ tả. Dùng tốt cho người đái tháo đường, tự hãn, tiểu rắt, di niệu, tiêu chảy. Sau đây là 3 bài thuốc và 6 món ăn thuốc phòng chữa bệnh từ gạo nếp.

 
Bài thuốc:
 
Bài 1: gạo nếp 20g, gừng tươi 3 lát. Gạo nếp sao vàng, sắc cùng với gừng lấy nước uống. Công dụng: chữa nôn liên tục.

Bài 2: gạo nếp 10g, mai mực 10g, cam thảo 10g, bằng sa phi 5g, mẫu lệ nung 10g, hoàng bá 10g, kê nội kim 10g, gừng tươi 3 lát. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
 
Bài 3: cám nếp 12g, hoài sơn 12g, đinh lăng 12g, ý dĩ 12g, hoàng tinh 12g, hà thủ ô 12g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, trâu cổ 8g, cao ban long 8g, sa nhân 6g. Để riêng cao ban long, các vị khác sắc lấy nước, hòa tan cao và uống trong ngày. Công dụng: chữa liệt dương.
 
Dược thiện từ gạo nếp:
 
Bài 1: hạt sen 20g, bạch biển đậu 20g, ý dĩ 20g, đào nhân 20g, long nhãn 20g, mơ chín 30g, đại táo 20g, sơn dược 20g, gạo nếp 100g vo sạch, đường trắng vừa đủ. Tất cả đồ xôi. Dùng tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn kém chậm tiêu, tiêu chảy, phù nề... Bài này còn gọi Xôi bát bảo.
 
Bài 2: gạo nếp 150g vo sạch nấu cơm nếp dẻo, thêm chút muối, ăn sáng và chiều khi đói. Dùng tốt cho người hen suyễn, viêm khí phế quản, tiêu chảy, đau loét dạ dày tá tràng.

Bài 3: gạo nếp 500g ngâm nước 1 giờ rồi vo sạch phơi khô, củ mài 500g. Gạo nếp sao tán bột. Củ mài sao qua tán bột. Khi dùng lấy mỗi thứ 1 thìa canh, thêm đường và nước sôi lượng thích hợp, khuấy đều. Ăn bữa sáng. Món này tốt cho người cao tuổi, trẻ em ăn kém suy nhược, người bệnh tiêu chảy lâu ngày ăn kém.
 
Bài 4: Gạo nếp 1000g ngâm nước một ngày đêm, thay nước vài ba lần, vo rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, sao vàng và tán bột để sẵn. Khi dùng hoà với nước sôi, chút đường uống. Dùng tốt cho người bị nôn do trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị, thai nghén...
 
Bài 5. Gạo nếp lứt nấu cơm rồi trộn với men rượu, ủ trong vài ngày được cơm rượu. Mỗi ngày ăn một bát con. Công dụng: kiện tỳ, bổ khí khai vị, giúp ăn ngon miệng.

Hỗ trợ trực tuyến

(024) 66879333

096.9798.775

Qc2Tra cứu văn bằngTra cứu điểm thi kết thúc học phần

Tư vấn miễn phí