Bộ Y tế dự kiến bãi bỏ 92 thủ tục hành chính trong triển khai Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi

Trong hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, Bộ Y tế dự kiến bãi bỏ 92 thủ tục hành chính, ban hành 34 thủ tục hành chính mới, giảm giấy tờ xét hồ sơ, trong đó có lý lịch tư pháp; Rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ và điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y…

Ngày 13/01, Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, từ ngày 01/01/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, trong đó có một số nội dung mới trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi. Một số nội dung quan trọng đã được quy định chi tiết tại Nghị định ban hành ngày 30/12/2023 có những nội dung hướng dẫn bao gồm:

Theo hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã rút ngắn thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp giấy phép hành nghề của bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng; điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng.

Rút ngắn thời gian thực hành khám chữa bệnh để được cấp giấy phép hành nghề của bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

Quy định mới trong cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hành nghề, cụ thể hoá các nội dung về hướng dẫn thực hành trong khám bệnh, chữa bệnh, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề và đăng ký hành nghề trong khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia trong kiểm tra đánh giá năng lực người hành nghề.

Thực hành trong khám bệnh, chữa bệnh đã có thay đổi, trong đó rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.

Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đã được giảm bớt và đơn giản hoá, trong đó, đã bỏ phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ, thay thế lý lịch cá nhân bằng sơ yếu lý lịch tự thuật, không bắt buộc xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp xã trong sơ yếu lý lịch.

Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề được thực hiện từ 01/1/ 2027 đối với bác sĩ, từ 01 tháng 01/2028 đối với y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.

Với 3 chức danh hành nghề mới bao gồm: dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng đã được quy định cụ thể về thực hành, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp phép hành nghề đã được quy định cụ thể để thực hiện cấp giấy phép hành nghề từ 01/1/ 2024, tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề từ 01/1/2029 theo lộ trình của Luật.

Trong giai đoạn từ khi Luật có hiệu lực đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề, đối tượng thuộc diện cấp giấy phép hành nghề sẽ được cấp phép mà không phải qua kiểm tra đánh giá năng lực. Người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước đây không phải kiểm tra đánh giá năng lực theo quy định của Luật.

Bộ Y tế dự kiến bãi bỏ 92 thủ tục hành chính trong thực hiện Nghị định hướng dẫn Luật Khám bệnh chữa bệnh sửa đổi

Cục Quản lý Khám bệnh, chữa bệnh cũng cho biết bên cạnh Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do Bộ Y tế tham mưu trình Chính phủ ban hành, Bộ Y tế cũng đã ban hành các thông tư quy định cụ thể một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Thông tư số 27, 28, 30, 32, 34) nhằm cụ thể hoá một số nội dung do Luật giao.

Các quy định liên quan đến phạm vi hành nghề, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, hoạt động của nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, y tế thuộc đơn vị, cơ quan, tổ chức, nội dung thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và hoạt động của hội đồng chuyên môn trong giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh, quy định mẫu hồ sơ bệnh án.

Các hướng dẫn thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đều trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và các văn bản hướng dẫn đã giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc đối với người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ chế huy động trong phòng chống dịch, vấn đề xã hội hoá, giá dịch vụ và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Với quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, Luật và các văn bản hướng dẫn đã thúc đẩy và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế dự kiến bãi bỏ 92 thủ tục hành chính, ban hành 34 thủ tục hành chính mới, 3 thủ tục hành chính thay thế để thực hiện Nghị định số 96/2023/NĐ-CP.

Hỗ trợ trực tuyến

(024) 66879333

096.9798.775

Qc2Tra cứu văn bằngTra cứu điểm thi kết thúc học phần

Tư vấn miễn phí