Món ăn cho người cao tuổi mắc COVID-19

SKĐS - Người cao tuổi (NCT) sức đề kháng giảm sút. Khi mắc COVID-19, nóng sốt lâu ngày làm âm huyết hư, tân dịch suy giảm. Ẩm thực là liệu pháp hiệu quả giúp người bệnh mau chóng hồi phục.

Người cao tuổi mắc COVID-19 sau khi khỏi nhưng còn nhiều di chứng như mệt mỏi ho khan, ăn ngủ kém (tâm huyết hư). Đặt biệt với NCT bị đái tháo đường lâu ngày, gầy sút mệt mỏi, miệng khô khát (chứng tiêu khát). Sau đây là một số món ăn giải nhiệt tà, dưỡng âm sinh tân dịch tốt cho người NCT bị COVID-19.

 

Khổ qua (mướp đắng)

Theo sách Tuệ Tĩnh:"Khổ qua vị đắng tính hàn không độc, trừ tạng nhiệt, sáng mắt, mát tim, bổ lao tổn, hạt uống thì ích khí mạnh dương".

 Khổ qua bổ mát, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Phòng trị chứng âm hư hỏa vượng đau đầu chóng mặt tăng huyết áp, nội nhiệt tâm phiền nhiệt khó ngủ. Ngoài ra còn trị chứng phế âm ho khan lâu ngày, nhiệt tà còn lưu lại, da khô nổi mụn, phát ban...

Cách dùng: Khổ qua bỏ ruột rửa sạch. Thịt lợn băm, nấm mèo, đậu phụ, gia vị trộn đều nhồi vào ruột quả. Nấu canh, luộc hoặc xào ăn, tuần vài lần.

photo-1628074034713

Mướp đắng nhồi thịt – món canh bổ mát sinh tân dịch, rất tốt cho người cao tuổi mắc COVID-19.

Đậu nành

Theo Đông y, đậu nành có vị ngọt tính bình. Tác dụng tư âm, bổ huyết, thanh nhiệt, hóa đàm. Trị âm hư hỏa vượng, gây hoa mắt chóng mặt, miệng khô khát… Đậu nành còn chứa nhiều dưỡng chất và vi lượng. 

Tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, tăng khả năng miễn dịch và ngừa ung thư; trị đái tháo đường, tim mạch, huyết áp cao, loãng xương. Người cao tuổi dùng đậu nành, âm huyết được tư dưỡng, can khí tự nhiên thư thái thì tỳ được tự dưỡng. Như vậy can tàng huyết, tỳ sinh huyết, tâm điều huyết mạch. Máu nuôi dưỡng đầy đủ, ăn ngủ tốt, bớt nhức mỏi, tăng cường kháng thể.

Cách dùng: Đậu nành làm sữa uống, làm đậu phụ luộc, xào. Hoặc đậu phụ nhồi thịt băm mộc nhĩ, gia vị nấu ăn.

Chứng tâm huyết hư

Sau khi khỏi COVID-19 người bệnh còn mệt mỏi, ho khan, ăn ngủ kém, tai ù, tóc rụng… Thực phẩm nên ăn các món bổ mát dưỡng âm giải nhiệt tà.

Rau ngót

Theo Đông y, rau ngót vị ngọt tính mát. Tác dụng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, bổ huyết hoạt huyết, sinh cơ, lợi tiểu. Trị các chứng tiểu buốt gắt, táo bón, miệng khô. Ngoài ra còn trị trẻ em bị ban sởi, ra mồ hôi trộm.

Rau ngót rất giàu chất đạm, Vitamin nhóm A, B, C. Tác dụng thanh phế nhiệt, giảm ho khan, giảm nhiệt đàm huyết ứ. Rau ngót còn giải nhiệt tà, trị ngoài da nổi mụn, phát ban nóng bứt rứt, giúp ăn ngủ tốt, sức khỏe nhanh phục hồi.

Cách dùng: Rau ngót nấu canh với cá rô, cá quả hoặc thịt lợn băm ăn đều tốt.

photo-1628074036255

Rau ngót nấu canh cá rô dưỡng âm, thanh phế nhiệt

Hoa lý

Theo Đông y, hoa lý có vị ngọt dịu, tính bình. Tác dụng kiện tỳ, dưỡng tâm, ích thận, an thần dễ ngủ, thanh nhiệt, tiêu viêm, nhẹ người.

Hoa lý rất giàu B1, B2, C, PP, A, nhất là kẽm, sắt, canxi, phốtpho. Dùng rất tốt cho người ăn ngủ kém, hay nhức mỏi, thận yếu đau lưng tiểu tiện không tự chủ. Người huyết hư đái tháo đường, tăng huyết áp dùng đều tốt.

Cách dùng: Hoa lý nấu canh cá thát lát, cá quả, thịt băm. Hoặc xào hoa lý với thịt nạc ăn đều tốt.

Các món ăn thuốc trên đều bổ mát, dưỡng âm huyết, sinh tân dịch phù hợp với mọi lứa tuổi, người mắc bệnh nền. Tác dụng tốt với người bệnh C0VID-19 khi mới mắc bệnh và sau khi khỏi  bệnh.  Vì vậy người bệnh nên ăn hằng ngày để nhanh hồi phục. 

NCT do chân âm tân dịch suy giảm nên tránh gia vị cay nóng, thịt cá kho mặn, nướng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, đồ ăn nhanh chế biến sẵn. Tránh ăn các loại thịt bò, dê, chim, gà cũng như động vật bổ dương vì dễ gây tích nhiệt khiến sốt tái lại.


Hỗ trợ trực tuyến

(024) 66879333

096.9798.775

Qc2Tra cứu văn bằng

Tư vấn miễn phí