Để có thể trở thành một người Y sĩ Y học cổ truyền khám chữa bệnh cho người dân cần phải hội tụ đầy đủ các tố chất cần thiết. Vậy những tố chất đó là gì?
Ngành Y học cổ truyền là một trong những tinh hoa y học Việt Nam và cũng thuộc không một trong những ngành Y Dược có liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. Do đó, để có thể trở thành một người thầy thuốc giỏi, được nhiều người tin tưởng ngoài chuyên môn cao mà cần phải có tấm lòng bao dung, yêu thương, tận tụy với bệnh nhân…. Đó chính là một trong những tố chất cần thiết phải có của một người thầy thuốc.
Sau đây là một số tố chất, bất kì người Y sĩ Y học cổ truyền nào cũng phải có:
Tấm lòng bao dung, nhân hậu
Đã chọn con đường là người thầy thuốc, bạn cần phải có tấm lòng bao dung, nhân hậu, yêu thương người bệnh như chính cha mẹ, anh chị em, con cái… của chính bản thân mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Lương y như từ mẫu” – câu nói này là câu nói mà bất kì người thầy thuốc nào cũng phải ghi nhớ và thực hiện.
Bởi nếu bạn đã là một người thầy thuốc mà không có lòng thương người, không bao giờ đặt mình vào hoàn cảnh của người bệnh, người thân của người bệnh… thì chẳng bao giờ bạn có thể cảm nhận được nỗi đau mà họ đang phải gánh chịu để cứu chữa họ hết lòng.
Nhẫn nại, kiên trì
Kiên trì, nhẫn nại chính là yếu tố thứ hai, không chỉ người thầy thuốc Y học cổ truyền phải có mà tất cả các ngành khác thuộc ngành Y dược đều bắt buộc phải có.
Sở dĩ, yếu tố này là thứ hai bởi vì, khi bạn tiếp xúc với bệnh nhân, nếu bạn cảm nhận được những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần của bệnh nhân thì bạn đã có lòng nhân hậu, yêu thương bệnh nhân. Từ đó bạn sẽ kiên trì, nhẫn nại tìm mọi phương cách cứu chữa bệnh cho bệnh nhân.
Tỉ mỉ, cẩn thận và trung thực
Bởi đặc thù của công việc của bạn đang làm liên quan đến tính mạng của con người. Điều này, đòi hỏi bạn phải hết sức cẩn thận, cân nhắc kĩ càng và tỉ mỉ trong từng đơn thuốc mà bạn đưa ra. Nếu bạn không cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực…. đưa ra những quyết định vội vàng hoặc cứu chữa không kịp thời bạn sẽ ân hận cả đời.
Tạo cho người bệnh có một lòng tin chắc chắn
Khi bệnh nhân tìm đến sự giúp đỡ của bạn, tức là họ tin tưởng và đặt niềm tin, kì vọng rất lớn vào những người thầy thuốc như bạn. Bạn chính là niềm hy vọng, niềm an ủi và là vị cứu tinh của họ. Họ tin tưởng bạn không chỉ ở tấm bằng của bạn như thế nào, có thể bạn là người tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp Y học cổ truyền mà còn ở tấm lòng người thầy thuốc của bạn.
Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén
Trong Y học cổ truyền nói riêng và ngành Y Dược nói chung, người thầy thuốc, Bác sĩ giỏi phải là người có khả năng quan sát, phán đoán tốt và nhạy bén trong mọi trường hợp. Điều này sẽ giúp bạn hình thành cho mình thói quen và cách thức chữa bệnh của riêng mình. Nếu bạn phán đoán đúng thì bệnh nhân đã có thêm 30% cơ hội chữa khỏi bệnh đấy.
Sức khỏe tốt
Không chỉ riêng ngành Y dược mà bất kì ngành nào cũng thế. Muốn làm được một việc gì đó trước hết bạn phải có sức khỏe tốt và đảm bảo có đủ sức khỏe để làm việc. Đặc biệt là những Bác sĩ Y sĩ Y học cổ truyền.
Bởi một khi bạn đã trở thành cán bộ Y tế, sẽ có lúc bạn phải
trực ca 24/24 giờ. Có khi, ngày hôm sau bạn vẫn phải làm việc như thường ngày. Có thể, bạn không khám chữa bệnh cho bệnh nhân nhưng bạn có thể đi công tác xuống các tuyến dưới hàng tuần, hàng tháng. Do đó, nếu bạn không có đủ sức khỏe, có thể bạn sẽ là bệnh nhân nằm trên giường bệnh tiếp theo những bệnh nhân đã được bạn chữa khỏi….
Trải qua gần 30 năm, đào tạo hàng thế hệ sinh viên Y sĩ YHCT trở thành những Lương y, Bác sĩ giỏi, làm nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Trường TCYD Tuệ Tĩnh Hà Nội khẳng định, các phẩm chất trên không có phẩm chất nào quan trọng hơn phẩm chất nào mà tất cả các phẩm chất có vai trò quan trọng như nhau. Do đó, nếu bạn là người có ước mơ trở thành thầy thuốc, bạn phải rèn luyện cho mình những tố chất trên, đừng để những khuyết điểm “
nhỏ nhặt” phá hỏng ước mơ của bạn.