Rau răm trị đầy bụng, mụn nhọt

Rau răm có tinh dầu mùi thơm đặc trưng dễ chịu kích thích tiêu hóa tăng thêm hương vị món ăn.
Nhiều món ăn dân dã thường dùng rau răm như trứng vịt lộn, thịt giả cầy, gỏi thịt gà, canh chua cá đồng, cháo lươn, trai, hến đều ngon thích hợp. Nó cũng là vị thuốc dân gian phòng trị nhiều bệnh.


 
Theo Y học cổ truyền, rau răm vị cay tính ấm. Tác dụng ôn tỳ vị, tiêu thực, cầm tả lỵ, khử hàn, trừ thấp, hoạt huyết tiêu độc... Trị bụng đầy chậm tiêu, đầy hơi, tiêu lỏng, bí tiểu, phù thũng, phong thấp nhức mỏi, chàm lở, rắn cắn, làm dịu tình dục... Kinh nghiệm dân gian ăn tôm cá bị đau bụng đi cầu, hái rau răm tươi giã vắt nước cốt cho uống hoặc sắc nước cho uống. Xin giới thiệu một số phương thuốc có dùng rau răm:

Chữa mùa hè say nắng: rau răm 100g giã vắt nước cốt cho uống.

Chữa cảm cúm: rau răm 50g, 3 lát gừng giã nhỏ vắt nước cốt uống.

Chữa mụn nhọt mới phát: rau răm 100g giã vắt nước cốt uống bã đắp ngoài.

Chữa đau bụng sán lãi: rau răm 50g sắc uống.

Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ cho thêm muối đắp chỗ chân bị nước ăn.

Chữa vết thương lở loét lâu lành: Rau răm sao tồn tính tán bột đắp vào nơi da lở loét.

Chữa đứt tay chảy máu: Rau răm nhai nhỏ đắp nơi bị đứt tay.

Chữa trẻ em nhiều rôm sẩy: rau răm 100g, cá diếc 1-2 con luộc chín lấy thịt nấu canh ăn nhiều lần.

Có nơi còn dùng rau răm làm thuốc thông tiểu, hạ sốt, tiêu hóa kém, trúng thực nôn mửa tiêu chảy, kiết lỵ. Có người cho rằng ăn rau răm làm yếu sinh lý. Thực tế chưa thấy tài liệu nào chứng minh rau răm ăn bị giảm tình dục.
Ghi chú: Rau răm nên dùng tươi phát huy tác dụng của tinh dầu tốt hơn.
 
Hỗ trợ trực tuyến

(024) 66879333

096.9798.775

Qc2Tra cứu văn bằng

Tư vấn miễn phí